Khí nén được ứng dụng rất nhiều trong công nghiệp sản xuất, xây dựng với nhiều nhiệm vụ khác nhau. Để cung cấp khí nén đến các thiết bị thì cần sử dụng đến hệ thống khí nén trong công nghiệp chứ không phải chỉ 1 chiếc máy nén khí. Trong bài viết này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vai trò cũng như cấu tạo cùng vị trí lắp đặt của các thiết bị trong hệ thống khí nén.
Vai trò của hệ thống khí nén trong công nghiệp
Nhiệm vụ chính của hệ thống khí nén là cung cấp khí nén cho các thiết bị, máy móc sử dụng khí nén giúp cho các thiết bị này vận hành hoặc để dùng xì khô, thổi bụi, sục khí,…
Nếu chỉ đơn giản cần khí nén, thì chỉ cần máy nén khí là đã có thể giải quyết được chứ không cần đến 1 hệ thống gồm nhiều thiết bị. Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng máy nén khí sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng cùng lúc nhiều thiết bị, không thể cung cấp khí nén đủ sạch để đáp ứng các nhu cầu, vì vậy cần đến 1 hệ thống gồm nhiều thiết bị và bộ phận.
Vai trò của hệ thống khí nén trong công nghiệp:
- Tạo ra khí nén đủ áp lực.
- Lọc sạch và làm khô khí nén tuỳ theo từng nhu cầu.
- Phân phối khí nén tới các thiết bị sử dụng khí nén một cách đồng bộ, liên tục, ổn định.
Cấu tạo và sơ đồ hệ thống khí nén trong công nghiệp
Dưới đây là những thông tin cụ thể hơn về cấu tạo – các thiết bị phải có và vị trí lắp đặt của cùng bộ phận trong hệ thống khí nén.
Cấu tạo – các thiết bị không thể thiếu
Một hệ thống khí nén trong công nghiệp hoàn chỉnh sẽ bao gồm ít nhất 5 thiết bị, bao gồm: Máy nén khí trục vít, máy sấy khí nén, bình chứa khí nén, bộ lọc khí nén và hệ thống đường ống.
- Máy nén khí trục vít: Công suất từ 7.5Kw đến 400Kw, hút khí từ môi trường, nén khí và tạo ra áp lực cần thiết cho nhu cầu sản xuất, sửa chữa. Máy nén trục vít có khả năng cung cấp khí nén ổn định hơn và lớn hơn so với các dòng máy piston, rất phù hợp với các hệ thống khí nén trong công nghiệp.
- Bình chứa khí: Bình chứa khí nén có nhiệm vụ giúp khí nén do máy nén tạo ra và tích đến mức áp lực cụ thể sẽ phân phối ổn định cho hệ thống. Nếu không có bình tích khí sẽ không thể cung cấp khí một cách liên tục, ổn định.
- Máy sấy khí nén: Giúp sấy khô khí nén, tách hơi nước ra khỏi khí nén, cung cấp nguồn khí khô nhất có thể.
- Bộ lọc khí nén: Tách bụi bẩn, tạp chất khỏi khí nén, cung cấp nguồn khí sạch và tinh khiết nhất.
- Hệ thống đường ống: Kết nối các thiết bị với nhau, đưa khí nén từ máy nén khí qua bình khí nén và đến các thiết bị sử dụng khí nén.
Tham khảo: Bình chứa khí nén 1000 lít
Sơ đồ vị trí lắp đặt của hệ thống khí nén trong công nghiệp
Tuỳ theo lĩnh vực sử dụng, cũng như các thiết bị sử dụng thuộc loại nào mà hệ thống khí nén sẽ có các vị trí khác nhau. Tuy nhiên mọi hệ thống đều tuân thủ những điều sau:
- Bình chứa khí nén luôn ở sau máy nén khí để có thể tích trữ khí do máy nén tạo ra (máy nén trục vít không có bình tích). Nếu có điều kiện có thể sử dụng 2 bình tích để tránh việc tụt áp (1 bình sau máy nén, 1 sau máy sấy khí)
- Máy sấy khí lắp đặt sau bình tích khí nhằm giảm tiêu hao áp suất của máy nén khí.
- Để tránh bộ lọc khí nén công nghiệp bị nghẹt do độ ẩm quá cao, bộ lọc có thể lắp sau máy sấy. Nếu bộ lọc thô có độ tinh lọc từ 3 đến 5 micromet thì có thể lắp trước máy sấy khí. Bộ lọc tinh và siêu tinh lắp sau máy sấy khí.
- Có thể lắp thêm cốc xả tự động dưới các quả lọc của hệ thống khí nén trong công nghiệp để tối ưu thời gian sử dụng.
- Máy sấy khí hấp thụ nên đi chung với máy nén khí không dầu.
- Hệ thống đường ống kết nối các thiết bị với nhau và với các thiết bị sử dụng khí nén.
- Các thiết bị có khoảng cách rộng để tránh cộng hưởng nhiệt và dễ dàng bảo dưỡng, sửa chữa.
Để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất, quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 097.369.8910 – 0934.423.166.